Friday, September 25, 2015

Chế độ ăn uống cho mẹ khi mang thai

Bất cứ những gì mẹ làm, mẹ ăn trong thời gian mang thai đều như "con dao 2 lưỡi", vừa có thể giúp con phát triển toàn diện lại vừa có thể gây nguy hiểm cho bé. Vậy, nên làm gì và tránh làm gì để cho con tiền đề tốt nhất?
Xem thêm: cach tri benh tieu duong hieu qua



http://taoxoan.vn/taomattroi/wp-content/uploads/2013/01/tao-mat-troi-spirulani-gold-plus1.jpg
Để bé cưng có sự khởi đầu tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần, mẹ mới mang thai nên làm gì? Đó là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những người mới lần đầu được “lên chức”. Thực tế, muốn cho con một nền tảng tốt, bắt đầu từ ngày đầu thai kỳ, mẹ nên từ bỏ một số thói quen xấu và chú ý bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới đây là những lưu ý quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu mà còn bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thời gian mang thai.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

- Tăng cường bổ sung axit folic
A-xít folic là một trong những vitamin quan trọng không thể thiếu trong suốt 9 tháng “mang nặng”, và nhất là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Để giảm thiểu 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh cho bé cưng, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 400mg a-xít folic mỗi ngày.
Ngoài viên bổ sung, bầu cũng nên tăng cường folic trong thực đơn mỗi ngày của mình thông qua những nguồn thực phẩm như các loại cây lá xanh, đậu lăng và họ hàng nhà đậu, các loại bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt…
Xem thêm: tang can

- Hạn chế uống cà phê và các loại thức uống có caffein
Nếu là “dân nghiện” cà phê, đã đến lúc bầu nên từ bỏ thói quen này để bảo vệ bé cưng rồi nhé! Vì hàm lượng caffein có trong loại nước uống này hoàn toàn có thể thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để tốt cho sức khỏe mẹ và bé, mỗi ngày, mẹ bầu không được “nạp” quá 200 mg caffein hoặc uống quá 1 tách 350 ml cà phê đâu đấy!

- Từ bỏ một số thói quen ăn uống không phù hợp
Tránh xa những các loại thịt sống hoặc không được nấu chín kỹ, các loại cá nước sâu với hàm lượng thủy ngân cao và những loại sữa hoặc nước ép chưa được tiệt trùng.

- Chú ý cân nặng
Trong khi những mẹ bầu thiếu cân có nguy cơ sinh con thiếu ký thì những mẹ bầu thừa cân lại có nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh cao hơn bình thường. Tùy thuộc đến trọng lượng trước khi mang thai, bầu nên cố gắng duy trì chế độ ăn phù hợp, tránh nạp quá nhiều năng lượng trong mỗi bữa ăn. Trung bình, trong suốt 9 tháng mang thai bầu nên tăng thêm khoảng 11-15 kg. Những người mang thai đôi nên tăng khoảng 16-20 kg.

Xem thêm: thuoc tang can

Thực phẩm nào bổ não ?



Đặc biệt là cá hồi là thực phẩm tốt nhất cho não, nhất là với những người lớn tuổi, làm việc trí óc, hãy tăng cường ăn cá. Các thực nghiệm đã chứng minh rằng những người ăn nhiều cá có trí nhớ, khả năng tập trung, khả năng nói chuyện tốt hơn.
Xem thêm: tao mat troi spirulina

Còn đối với những bà mẹ mang thai, ăn nhiều cá trong ba tháng giữa của thai kì sẽ giúp bộ não thai nhi phát triển hoàn thiện. Không nên ăn quá 80g cá mỗi ngày.
http://taoxoan.vn/taomattroi/wp-content/uploads/2013/01/tao-mat-troi-spirulani-gold-plus1.jpg
Sữa
Sữa bò được coi là một trong những nguồn dinh dưỡng quý giá nhất. Trong sữa có nhiều protein, canxi và những nguyên tố cần thiết khác cho não.

Đặc biệt, uống sữa mỗi ngày là cách bổ sung canxi nhanh và hiệu quả nhất. Nếu như công việc căng thẳng khiến bạn mất ngủ thì hãy thử uống một ly sữa nóng vào buổi tối, nó sẽ giúp bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.

Việt quất
Quả việt quất không chỉ ngon mà còn tốt cho trí nhớ của chúng ta. Theo một nghiên cứu năm 2010, quả việt quất được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm cực kỳ hiệu quả nhờ chứa anthocyanin - hợp chất làm tăng tín hiệu thần kinh trong vùng bộ nhớ của não.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người tham gia uống nước ép quả việt quất hằng ngày đã có những cải tiến trong học tập, giảm triệu chứng trầm cảm và nồng độ glucose trong máu.
Xem thêm: cach tri benh tieu duong hieu qua



Các loại rau họ cải
Theo Viện Quốc gia về lão hóa (Mỹ), ăn nhiều trái cây, rau, và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp ngăn chặn suy giảm nhận thức cũng như các bệnh mãn tính khác như bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.

Lạc
Các loại hạt như lạc, ngô, kê... đều có lợi cho não: Lạc chứa hàm lượng lecithin và cephalin phong phú. Thực nghiệm đã chứng minh, ăn lạc thường xuyên có thể cải thiện quá trình tuần hoàn máu, tăng cường trí nhớ, và đẩy lùi quá trình lão hóa. Ăn ngô thường xuyên, nhất là ngô non sẽ có tác dụng kiện não.
Xem thêm: tang can

Friday, September 18, 2015

Thói quen để trẻ luôn khỏe mạnh

Thói quen vệ sinh cá nhân
Trẻ con thích được tự làm mọi việc, hãy tự tin cho trẻ tự làm, chỉ cần sau đó bạn kiểm tra để chắc chắn rằng con đã làm đúng.
Xem thêm: cach tri benh tieu duong hieu qua



http://taoxoan.vn/taomattroi/wp-content/uploads/2013/01/tao-mat-troi-spirulani-gold-plus1.jpg
Những thói quen trẻ nên có để luôn khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Đa số các bậc phụ huynh thấy khó dạy trẻ cách giữ vệ sinh. Quá trình này sẽ mất thời gian và cần kiên trì để cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đánh răng hay tắm hàng ngày, việc cần thiết phải chải tóc, rửa mặt. Dần dần trẻ sẽ coi những hoạt động đó là một phần trong thời khóa biểu hàng ngày của chúng.

Chỉ cần một vài món đồ chơi phù hợp, một ít sticker và âm nhạc, những nhiệm vụ khó khăn nhất như rửa tay, đi tắm hay đánh răng cũng có thể trở thành trò vui. Trẻ con thích được tự làm mọi việc, cho nên hãy cứ tự tin cho trẻ tự đánh răng, chỉ cần sau đó bạn kiểm tra để chắc chắn rằng miệng con đã sạch.

Thói quen ăn uống lành mạnh
Trong cuộc sống hiện đại, một trong những vấn đề về sức khỏe khiến nhiều bậc phụ huynh quan tâm là trẻ bị béo phì. Nếu muốn con khỏe mạnh, bạn cần phải tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho con. Không chiều theo sở thích những món ăn nhanh như khoai tây chiên, hamburgers của chúng mà hãy hướng con ăn uống những thực phẩm thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe.
Xem thêm: tang can

Không dễ luyện cho bé thói quen này, song cần nhớ rằng danh sách món ăn ngon và giàu dinh dưỡng rất dài, con bạn sẽ không bao giờ biết hết nếu chưa thử. Và thay vì ép con ngồi xuống trước một bát thức ăn hoàn toàn mới, nên thay đổi từ từ theo cách dùng món gần đây bé thích nhất làm nguyên liệu nấu những món mới hơn. Ví dụ bé thích ăn trứng hay phô mai, hãy cho thêm trứng và phô mai vào món súp gà bạn chuẩn bị cho bé thử.

Thói quen ngủ đủ giấc
Ngủ sớm và ngủ đủ là điều rất cần thiết vì trẻ không ngủ đủ sẽ dễ gặp các vấn đề sức khỏe.

Thói quen kiểm tra sức khỏe

Trẻ còn nhỏ cũng nên tập thói quen đi kiểm tra sức khỏe. Cha mẹ hãy đưa con đi khám định kỳ để kịp phát hiện các vấn đề nếu có.
Xem thêm: thuoc tang can

Trẻ em sẽ tổn thương nếu tiếp xúc với sơn

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tiếp xúc với sơn. Chì là kim loại độc hại hàng đầu trong các loại sơn bởi các nhà sản xuất thường thêm vào một hay nhiều hợp chất của chì để tăng thêm tính năng ưu việt cho sơn.
Xem thêm: tao mat troi spirulina

Một báo cáo gần đây của Nhóm Vận động Môi trường Tanzania cho biết trẻ em  phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần do tiếp xúc với sơn trang trí. Báo cáo cho biết phần lớn các loại sơn có hàm lượng chì cao đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em theo nhiều cách.

Các tác động sức khỏe của chì đối với bộ não của trẻ em là suốt đời và không thể chữa khỏi được. Báo cáo còn cho biết hơn một nửa mẫu sơn được phân tích có hàm lượng chì cao vượt mức cho phép nhiều lần.

Nhóm Vận động Môi trường Tanzania đã tiến hành mua 56 lon sơn trang trí từ các cửa hàng ở Tanzania, bao gồm cả sơn được sản xuất trong nước và sơn nhập khẩu. Nhóm nghiên cứu đã gửi các mẫu sơn tới phòng thí nghiệm tại Mỹ và vô cùng bất ngờ với kết quả nhận được.

Nhiễm độc chì có thể gây ra động kinh và các vấn đề khác thường hành vi ở trẻ em. Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy có 36 lon sơn có hàm lượng chì cao trên 90 phần triệu và đã bị cấm ở các nước phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng hàm lượng chì trong sơn là nguồn gốc của mọi bệnh tật ở cả trẻ em và người lớn. Hiện tại hầu hết các nước công nghiệp phát triển đã áp dụng luật và các quy định để kiểm soát hàm lượng chì trong sơn trang trí.
Xem thêm: cach tri benh tieu duong hieu qua


http://taoxoan.vn/taomattroi/wp-content/uploads/2013/01/tao-mat-troi-spirulani-gold-plus1.jpg
Khi đồ chơi, đồ gia dụng được sơn bằng sơn trang trí chứa chì, trẻ em có thể nhai chúng và ăn trực tiếp dẫn đến ngộ độc sơn. Khi chì đi vào cơ thể một đứa trẻ thông qua đường tiêu hóa hay đường hô hấp hoặc qua nhau thai, nó gây ảnh hưởng lớn nhất tới hệ thống thần kinh trung ương và bộ não.

Điều phối viên dự án, bà Dorah Swai, cho biết nghiên cứu này là rất quan trọng cho các nhà sản xuất để định ra hàm lượng thêm chì trong sản phẩm. "Vấn đề duy nhất với chúng ta có là nhiều thành viên trong cộng đồng không nhận thức được tác động của chì với sức khỏe con cái họ," bà Swai nói.

Đối với trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Chì tích tụ ở xương, cản trở chuyển hóa canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt, chì gây tác động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ em.
Xem thêm: tang can

Friday, September 11, 2015

Thuốc giả đe dọa tính mạng người dân toàn thế giới

“Con gái tôi bị viêm phổi, vì vậy tôi phải mua thuốc cho con ở chợ”, Shazill Maqsood, một người dân Pakistan nhớ lại. Bệnh tình của con anh mãi không khá hơn và Maqsood phải đến gặp một bác sĩ khác. Anh kinh hoàng khi phát hiện ra mình đã mua phải thuốc giả chứa đầy chất độc. May mắn là con gái anh đã khỏi bệnh sau khi ngừng dừng thuốc.

Xem thêm: thuoc tang can

http://taoxoan.vn/taomattroi/wp-content/uploads/2013/01/tao-mat-troi-spirulani-gold-plus1.jpg
Thuốc giả là một vấn nạn lớn ở Pakistan. Năm 2012, có đến 120 người chết do thuốc tim giả. Gần như không thể phân biệt đâu là thuốc thật, đâu là chất độc giết người vì có hàng loạt các kiốt bán thuốc, sirô, chai lọ đủ các loại trong các khu chợ khắp đất nước này. Một người làm thuốc giả tiết lộ: “Chúng tôi làm bất cứ thứ gì thị trường đòi hỏi. Các chai lọ đều chứa các thành phần giống nhau. Tất cả các loại sirô đều là một, chỉ khác màu sắc”.

Một “nhà buôn” khác thì cho hay nguyên liệu làm thuốc giả rất dễ tìm. Nhân viên trong nhiều tiệm thuốc mù mờ về các loại sản phẩm họ bán và từ chối chịu trách nhiệm. “Họ mua từ chúng tôi, đây là công việc làm ăn. Tôi không biết trong lọ có cái gì, có thể là rượu, cũng có thể thuốc thật. Chúng tôi không rõ nữa”, người đàn ông tên Javed Iqbal nói.

Thuốc giả bị phát hiện tại Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: biyokulule.com.
Năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pakistan là Rehman Malik đã kêu gọi Quốc hội hành động vì 40-50% các loại thuốc đang lưu hành ở Pakistan là giả hoặc kém chất lượng. Nước này đã thành lập một ủy ban kiểm định chất lượng thuốc, nhưng đến nay tình hình vẫn chưa có nhiều thay đổi. Hiệp hội Dược sĩ Pakistan thống kê có gần 4.000 nhà thuốc được cấp phép, nhưng có đến 100.000 tiệm buôn bán thuốc bất hợp pháp.
Xem thêm: cach tri benh tieu duong hieu qua


Farmann Abbass, một dược sĩ cho hay: “Bao bì thuốc thường được thiết kế đẹp và bắt mắt khiến người mua không biết được bên trong có gì. Đây là một hành vi phạm tội lừa đảo. Các loại thuốc này đều không có hiệu quả và bệnh nhân sẽ không khỏi bệnh. Tất nhiên có những luật lệ, nhưng chúng không được thực thi ở đất nước này”.

Thuốc giả được bày bán ở lề đường thành phố Jalalabad (Afghanistan). Ảnh: The Guardian.
Thuốc giả ở Pakistan không chỉ lưu hành nội địa mà còn xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ qua con đường mua bán trực tuyến. Cựu phó Trợ lý của Cơ quan Xuất nhập cảnh và Hải quan Mỹ là John Clark cho biết các loại thuốc giả bị thu giữ tại Mỹ được làm từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột, bụi gạch và sơn, cùng với các thành phần khác. Ông nhận định, có thể những người làm thuốc giả không có ý định làm hại người khác mà chỉ đơn thuần tìm đủ mọi cách để tăng lợi nhuận.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thị trường làm thuốc giả lãi tới 431 triệu USD vào năm 2012, chủ yếu là từ Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2014, trong số các vụ làm thuốc giả bị phát hiện, có đến 42% ở châu Á.
Xem thêm: tang can

Tình trạng làm thuốc giả ở Pakistan

Trong lúc chưa có biện pháp kiểm soát thuốc giả từ chính phủ các nước, người làm thuốc giả vẫn thu lời và làm ngơ trước hậu quả có thể xảy đến với khách hàng. Còn bệnh nhân thì buộc phải chấp nhận rủi ro để mua được thuốc. “Chúng tôi chẳng phân biệt được đâu là thuốc thật, đâu là thuốc giả. Chúng trông y hệt nhau”, Yasir Hassan, một người bệnh bất lực nói.

Chất độc có mặt trong đồ dùng hàng ngày

Chất PFOA trong xoong chảo chống dính

PFOA (axit perfluorooctanoic) được tráng ở đáy xoong, chảo và hộp đựng thức ăn để chống dính. Các nhà khoa học cảnh báo chất này có thể dẫn tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến tuyến giáp, thậm chí ung thư tuyến giáp. Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Exeter và Y Peninsula, Anh, đã phân tích 4.000 mẫu máu từ Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật quốc gia Mỹ. Kết quả cho thấy, ở nhóm nó nồng độ PFOA trong máu trên 25% có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp đôi những người khác.
Xem thêm: tao mat troi spirulina

Nano bạc

Bạc là kim loại quý, tốt cho sức khỏe khi dùng làm trang sức nhờ hoặc khử độc tố. Còn nano bạc là bạc được tán nhỏ đến kích thước phân tử, chỉ từ 3 đến 5 nanomet. Nhiều nhà sản xuất đã áp dụng loại nguyên liệu này tráng lên mặt trong của các thiết bị gia dụng như lõi bình nước, xoong, chảo, giấy bọc thực phẩm… để tăng cường khả năng kháng khuẩn và vi trùng. Mới đây các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu sử dụng lâu dài các sản phẩm này, các phân tử nano bạc sẽ thẩm thấu vào cơ thể và phá hủy mảng tế bào gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, Alzheimer, Parkinson.


Nano bạc với kích thước siêu nhỏ có thể dễ dàng thâm nhập vào bất cứ tế bào nào của cơ thể, kể cả não và phá hủy màng tế nào. Ảnh minh họa: News.
Polime chống nhăn quần áo

Đây là chất liệu ngăn ngừa vết bẩn và giúp cho quần áo không bị nhăn. Ở nhiệt độ thường, polime không gây nguy hiểm nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, chất này phát ra khí độc làm tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, dị tật bẩm sinh và ung thư cho trẻ. Đặc biệt khi ủi quần áo, hóa chất này sẽ được kích hoạt tối đa.

Nilon và polyester

Nilon và polyester thường được tổng hợp từ phụ gia hóa dầu. Hai chất này có thể phát ra các chất hữu cơ bay hơi (VOC). Đây là một chất gây hại cho môi trường, thậm chí VOC nồng độ thấp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, dị ứng và hen suyễn ở trẻ.
Xem thêm: cach tri benh tieu duong hieu qua


http://taoxoan.vn/taomattroi/wp-content/uploads/2013/01/tao-mat-troi-spirulani-gold-plus1.jpg
Chất chống cháy

Chất flame-retardant với tác dụng hãm lửa, có mặt trong nhiều sản phẩm quần áo và vải vóc như đồ ngủ và chăn mền trẻ em. Các chuyên gia cảnh báo đây là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây kích ứng da và dị ứng.

Thuốc nhuộm vải

Nhiều hóa chất độc hại và kim loại nặng như crom, đồng, kẽm được sử dụng trong quá trình nhuộm có thể gây ung thư. Các nhà nghiên cứu còn cảnh báo các hóa chất này có thể khiến trẻ bị quầng thâm ở mắt, đỏ da và gặp vấn đề về hành vi ứng xử cũng như học tập.
Xem thêm: tang can

Saturday, September 5, 2015

Sốc nhiệt vì nắng làm sao tránh ?

Mới đây, khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân nam 47 tuổi được chuyển ra từ BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình. Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân cùng đồng nghiệp đi gặt lúa thuê (máy gặt) tại Ninh Bình, mỗi ngày nhóm gặt phơi người dưới cái nắng gắt khoảng 4 - 6 giờ (nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới hơn 39oC).

Khoảng 15 giờ ngày 30/05/2015 (lúc nắng gắt nhất), khi đang đứng đóng gói bao thóc ngoài đồng, bệnh nhân đột ngột rối loạn tâm thần, nói nhảm, sau đó vài chục phút thì hôn mê. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đỏ da toàn thân, hôn mê sâu. Sau khi được xử trí cấp cứu: đặt ống nội khí quản bảo vệ đường thở, thông khí nhân tạo, chườm mát toàn thân, dùng thuốc hạ nhiệt độ và truyền dịch.

Xem thêm: thuoc tang can

http://taoxoan.vn/taomattroi/wp-content/uploads/2013/01/tao-mat-troi-spirulani-gold-plus1.jpg
Sau đó bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không thấy tổn thương, chưa chọc dịch não tủy. Sau 12 giờ cấp cứu, tình trạng toàn thân ổn định nhưng ý thức không cải thiện, bệnh nhân được chuyển lên khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị biến chứng tổn thương não do say nắng.

Trước đó tại Hà Nội, khoảng 11 giờ trưa ngày 30/05/2015, bệnh nhân Tạ Thị Vân H (nữ, 88 tuổi, sống ở Hai Bà Trưng - Hà Nội) đang đi chợ thì đột ngột xuất hiện mất ý thức, được người dân xung quanh sơ cứu và gọi cấp cứu 115 đưa vào bệnh viện trong tình trạng co giật, đỏ da toàn thân, sốt cao 40oC, mạch nhanh…

Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, sau giai đoạn cấp cứu tình trạng ổn định hơn, không còn co giật nữa nhưng vẫn rất mệt.

Say nắng

BS Phạm Bá Hiền, Bệnh viện đa khoa Đống Đa, Hà Nội chia sẻ với báo VietNamNet: say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt của mùa hè dễ khiến cơ thể con người mệt mỏi, mất nước, đặc biệt rất dễ bị say nắng, say nóng.

Say nắng là tình trạng thường gặp khi phải lao động hoặc đi bộ lâu ngoài nắng, nhất là buổi trưa khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại.

Biểu hiện thường gặp của say nắng là tình trạng mất nước cấp, kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt nặng, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời gay gắt. Bệnh thường diễn biến nặng ngay từ đầu.

Các dấu hiệu như sốt rất cao 43oC - 44oC, biểu hiện rối loạn thần kinh (mất phương hướng, ảo giác, lẫn lộn, co giật, hôn mê...). Có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các tổn thương có thể không hồi phục hoặc khó hồi phục.

Trong say nắng, bản thân trung tâm điều hòa thân nhiệt bị chấn động đả kích bởi ngay tia nắng chiếu thẳng vào đầu, cổ, gáy. Vì vậy, để đầu trần đi ngoài trời nắng to quá lâu là điều nguy hiểm.

Để xử trí say nắng, bác sĩ Hiền khuyên bệnh nhân nên tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt. Để người bệnh nằm chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối. Chườm lạnh bằng nước đá lạnh khắp người, đặc biệt ở những vùng có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Có thể phun nước lạnh vào người bệnh nhân (tránh phun vào mũi miệng).

Nếu có điều kiện, nhúng hẳn bệnh nhân vào bể nước lạnh. Nếu chườm lạnh phải liên tục thay khăn, nhúng lại khăn vào nước lạnh. Theo dõi cho đến khi nhiệt độ trực tràng hoặc miệng xuống dưới 38oC. Nếu bệnh không thuyên giảm cần đưa đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời (hạ sốt, chống co giật, chống toan máu, truyền dịch bù nước và điện giải...).

Say nóng

Biểu hiện thường gặp của say nóng là chóng mặt, mệt, dễ xúc cảm, vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, buồn nôn và nôn, tiêu chảy. Da nóng và lúc đầu lấp xấp mồ hôi sau đó khô, mạch mạnh lúc đầu, huyết áp lúc đầu tăng nhẹ nhưng sau đó hạ huyết áp, nhiệt độ thường trên 41oC. Các dấu hiệu khác có thể gặp như trụy tim mạch đột ngột, mất tri giác, rối loạn hành vi, li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê co giật.

Theo bác sĩ Hiền thì, say nóng thường xảy ra vào buổi xế chiều có nhiều tia hồng ngoại chiếu vào.

Xem thêm: cach tri benh tieu duong hieu qua


Ánh nắng mặt trời và sức nóng là hai tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín, trong toa xe, trên ô tô...), hoặc hoạt động quá sức của người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài...), sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

Vì thế để xử trí say nóng bác sĩ Hiền khuyên cần cởi bớt quần áo, nằm nghỉ ở nơi mát mẻ, thoáng gió, uống nước lạnh có muối, chườm lạnh. Thể nặng, điều trị như say nắng.

Khi thời tiết nắng nóng cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali như rau má, cà chua, rau đay, mồng tơi... Mặc áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi.

Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính...

Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

Ngoài ra, việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cho cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi bất thường của thời tiết.
Xem thêm: tang can

Làm sao tránh ngộ độc nắng nóng ?

Thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, trong đó có ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm (hay còn được gọi ngộ độc thức ăn) là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia....

TS.BSCKII.Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hàng ngày, Trung tâm Chống độc vẫn thường tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị. Trung bình mỗi ngày có khoảng từ 12 đến 18 bệnh nhân đến trung tâm, trong đó từ 3 đến 6 người bị ngộ độc thực phẩm (chiếm 1/3 số lượng bênh nhân đến khám). Tuy nhiên, vào những ngày thời tiết nắng nóng, lượng bệnh nhân đến khám tăng hơn ngày thường.
Xem thêm: tao mat troi spirulina


Bệnh nhân bị ngộ độc đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai
TS.BSCKII.Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm: “Chúng tôi điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị ngộ độc, từ ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị nhiễm khuẩn đến ngộ độc do những sinh vật gây nên (cá nóc, dứa, ong đốt) hay ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật. Hiện nay, tình trạng người bán hàng thường dùng thuốc kích thích tăng trưởng để ngâm giá đỗ, thuốc ngâm hoa quả để nhanh chín nhiều vô kể. Điều này rất nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng”.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Theo các chuyên gia y tế, sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, có thể sau một vài ngày), người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng lâm sàng như: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38oC.

Khi nhận biết người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, cần nhanh chóng có các biện pháp sơ cứu ngay sau đây:

- Nhanh chóng tìm biện pháp đẩy chất độc ra ngoài cơ thể như nôn, dùng tay kích thích họng đẩy thức ăn và chất độc ra ngoài. Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh và khi nôn cần để đầu bệnh nhân cúi thấp hơn ngực, tránh để sặc vào phổi. Trẻ 6 tuổi trở lên mới được gây nôn, đối với trẻ còn bé quá không nên gây nôn vì rất nguy hiểm đến tính mạng.

- Bổ sung nước điện giải kịp thời vì người bị ngộ độc thường mất khá nhiều nước do nôn, đi ngoài nhiều lần. Có thể bổ sung bằng nước lọc pha thêm muối (1 lít nước pha thêm 2 thìa cà phê muối tương đương khoảng 10 gr muối), uống oresol hay nước hoa quả…

Các biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là mất nước và mất muối (có cả muối và các khoáng chất thiết yếu). Đối với trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ miễn dịch kém hoặc bệnh mãn tính thì cơ thể trở nên rối loạn nước và điện giải nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp đó, có thể cần phải được nhập viện và được truyền bù nước và điện giải. Trong trường hợp mất nước nặng có thể gây tử vong.

- Sau khi sơ cứu mà tình trạng không tiến triển, chúng ta cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ chăm sóc y tế.
Xem thêm: cach tri benh tieu duong hieu qua



Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè

Trong những ngày hè, nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao. Môi trường này là điều kiện rấ́t tốt cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, dẫn tới ô nhiễm hoặc làm cho thức ăn dễ ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận. Vì vậy, chúng ta nên lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa sau đây:

Nên lựa chọn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình. Cần đảm bảo vệ sinh khâu chế biến thực phẩm. Rửa rau quả dưới vòi nước chảy trước khi nấu, chế biến và gọt vỏ trước khi ăn. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.

TS.BS Sơn cũng đưa ra dẫn chứng một vụ ngộ độc rất thương tâm xảy ra cách đây 10 năm ở Thuận Thành, Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) do quá trình chế biến thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh. Vụ việc đó đã làm cho 4 người trong một gia đình chết do ăn món bắp cải luộc (do không rửa kỹ các lá bắp cải và lõi bắp cải bị ngấm thuốc diệt chuột gây co giật).

TS.BS Sơn cho biết, nhiều người cứ lầm tưởng ở bên trong bắp cải (lõi bắp cải) là sạch nên không cần rửa nhiều. Tuy nhiên, họ đâu biết rằng: những người trồng bắp cải thường nhét thuốc diệt chuột ở lõi bắp cải khi cây còn bé để phòng tránh chuột. Khi bắp cải lớn, lõi bắp cải đó cuộn lại và hiển nhiên thuốc diệt chuột vẫn còn nằm ở bên trong. Đến khi người mua không biết để rửa sạch thế là bị nhiễm phải thuốc diệt chuột sinh ra ngộ độc.
http://taoxoan.vn/taomattroi/wp-content/uploads/2013/01/tao-mat-troi-spirulani-gold-plus1.jpg
Cũng theo bác sĩ Sơn, chúng ta phải luôn luôn rửa sạch tay thật kĩ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với các loại thú, vật nuôi. Cần phải nấu chín kĩ thức ăn trước khi ăn. Thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng. Các thực phẩm để dành, nếu để ngoài tủ lạnh thì không để quá 4 giờ và phải hâm kỹ trước khi ăn. Cất giữ thịt và cá chưa chế biến trong bao kín và giữ trong ngăn đá của tủ lạnh; giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu ở nhiệt độ dưới 50C.

TS.BSCKII Nguyễn Kim Sơn khuyến cáo thêm: Nhiều người cứ lầm tưởng rằng, tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn rất tốt nhưng không hoàn toàn như vậy, tủ lạnh chính là nơi chứa vi khuẩn nếu chúng ta không biết cách sử dụng. Chỉ nên để thức ăn trong tủ lạnh trong vòng từ 1- 3 ngày. Nếu để thức ăn lâu trong tủ lạnh sẽ làm cho nó biến chất và không ngon. Nếu để lẫn thức ăn chín và sống trong tủ lạnh cũng rất nguy hiểm vì thức ăn chín sẽ bị nhiễm khuẩn. Lý tưởng nhất là chúng ra nên để tủ đựng thức ăn sống riêng.
Xem thêm: tang can

Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn, có mùi vị lạ bất thường, hoặc bị ôi thiu, nổi nấm mốc....Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác. Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.